Bé tự tin là bé mạnh dạn tin tưởng vào những việc mình làm và khả năng của mình, bé không ngần ngại, không ỷ lại vào người khác luôn sẵn sàng trình bày suy nghĩ và việc làm của mình cho người khác nghe.
Bé
tự tin thường mạnh dạn nói lên khả năng của mình bằng những câu như:
- “Con làm
được”,
- “Con hát được”,
- “Con biết vẽ”,
- “Làm cái đó thì không khó…”
Cách
tốt nhất để phát triển tính tự tin ở bé là tạo cơ hội cho bé phát huy khả năng
của mình và người lớn thường xuyên khen ngợi, động viên, khuyến khích bé.
Những
việc cha mẹ có thể làm để phát triển tính tự tin của bé:
- Cha
mẹ cần tránh làm hộ bé những việc đơn giản mà bản thân bé có thể làm được như:
tự mặc quần áo, tự cầm cốc uống nước, dùng bát, thìa xúc cơm, đi giày, dép, mặc
quần áo, bê ghế, dọn bàn ăn.
- Hằng
ngày, cha mẹ nên thống nhất giao cho bé làm những việc đơn giản, vừa sức như lấy
thìa, đũa, xếp ghế ăn, lấy tăm, lấy nước, lau bàn ghế giúp cha mẹ, cất gọn đồ
chơi sau khi chơi…
- Cha
mẹ kịp thời khen ngợi, động viên nếu bé làm đúng. Mặt khác, cha mẹ cũng nên tạo
cơ hội và động viên bé thử nghiệm những điều mới mẻ; khám phá sự vật trong một
môi trường an toàn.
- Để
củng cố và phát triển tính tự tin của bé, cha mẹ cần khắc phục tính rụt rè,
nhút nhát, thiếu quyết tâm của bé bằng việc động viên bé thực hiện đến cùng những nhiệm
vụ được giao.
- Cần chỉ rõ bé phải làm những gì và làm như thế nào để đạt được kết
quả như mong muốn. Chú ý khi giao nhiệm vụ cho bé phải phù hợp với khả năng của
bé, hấp dẫn bé gắn với hứng thú và tính tích cực của bé. Nếu nhiệm vụ đặt ra
yêu cầu cao, dễ gây cho bé nhanh nản chí, thiếu tự tin vào chính mình, hoang
mang, sợ khó khăn.
- Đối
với những bé thiếu tự tin, cha mẹ cần khen ngợi ngày từ những cố gắng ban đầu
và liên tục động viên môt cách có thiện chí. Nếu bé làm sai cũng không được chê
bai, chỉ trích vì như vậy sẽ khiến bé mất tự tin, đồng thời làm căng thẳng mối
quan hệ giữa bé với người lớn.
- Khi
khen bé, cha mẹ nên tập trung vào sự cố gắng của bé, chứ không nên tập trung
vào kết quả đạt được. Chúng ta thường quan tâm quá nhiều đến kết quả cuối cùng
mà không nhận ra rằng phải khó khăn như thế nào bé làm được điều đó. Vì thế,
hãy khen ngợi khi bé làm được một việc đúng, tự giải quyết một tình huống nào
đó dù là rất đơn giản mà trước đây bé không dám làm.
Ví dụ: “Con của mẹ giỏi
quá, biết giúp mẹ lấy đủ đũa ăn cho cả nhà”, “Con của mẹ dũng cảm quá, con đã tự
đi vệ sinh một mình mà không sợ bóng tối”…
- Hãy
chứng tỏ cho bé biết bé luôn được yêu thương thông qua lời nói và hành động của
cha mẹ. Kể những câu chuyện để bé thấy được chúng là niềm vui của cha mẹ và cả
gia đình, giúp bé tin rằng, khi lớn lên chúng ta sẽ là người thông minh, khỏe mạnh
và có ích.
- Bạn
hãy chú ý lắng nghe bé. Lắng nghe cảm xúc của bé, chứ không chỉ những gì bé
nói. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể, mắt và những mối liên hệ cơ thể để chứng tỏ rằng
bạn đang lắng nghe.
- Hãy cười đúng lúc! Hãy hỏi những câu hỏi mà bạn quan tâm
hay giúp bé giải thích rõ hơn một điểm nào đó! Bằng việc chủ động lắng nghe, bạn
sẽ giúp bé tăng cảm giác về sự tự tin vào bản thân.
- Hãy
tôn trọng mọi ý nghĩ và sự khác biệt của bé, cho phép bé được trình bày ý tưởng
và cảm xúc của riêng mình.
- Hãy
là một người bạn của con, chứ không phải một người luôn chỉ trích những hành vi
mà bạn không thích. Mỗi lần như thế, tính tự tin của bé lạ được củng cố.
- Hãy
chứng tỏ sự tin tưởng của bạn vào khả năng của bé! Đôi khi hãy bảo bé “dạy lại”
cho bạn một hoạt động nào đó mà bé đã biết, chẳng hạn như: cách rửa tay, cách mặc
áo, bóc vỏ chuối… Hãy nói với bé rằng bạn đã quên mất cách làm và bạn cần bé hướng
dẫn lại cho bạn những cách làm đó. Hãy quan sát xem bé tự tin, tự lập như thế nào khi bé “dạy” bạn những điều đó.
Theo tạp
chí Giáo dục Mầm non: Chuyên đề
gia đình và bé số 50/2013
Nguồn: Theo tạp chí Giáo dục Mầm non
Xem thêm: Mẹ bé muốn gì nào..